ĐỊNH NGHĨA LÝ DỊCH - DỊCH LÝ HOẶC LÝ ÂM DƯƠNG
☯ Tiền Nhân có câu nói về Dịch:
“Dịch, biến dịch dã; Biến dịch, bất dịch dã”
- Dịch: là thay đổi, biến đổi, biến hóa….
- Bất: là chẳng, là không.
- Bất dịch: là không đổi, không thay đổi.
- Dịch là biến dịch; biến dịch thì bất dịch.
- Dịch có nghĩa là biến dịch; lẽ biến dịch này thì bất dịch.
- Cái gì mang tính chất biến đổi thì gọi là tương đối. (cùng nhau đối, có 2).
- Cái gì bất di, bất dịch gọi là tuyệt đối. (tuyệt: dứt, hết, có một không hai).
- Vậy Biến dịch là tương đối, bất dịch là tuyệt đối.
- Lý biến dịch là tuyệt đối.
- Tương đối là tuyệt đối; Tuyệt đối là tương đối
- Dịch là bất dịch; bất dịch là dịch
- Lý là lý lẽ, lý luật. Dịch là biến đổi.
- Lý Dịch là Lý lẽ nói về sự biến đổi của Vạn Hữu.
☯ Dịch Lý:
- Dịch là biến đổi. Lý là Chân Lý, là lý thật ở mọi thời gian, không gian. Dịch Lý là sự biến đổi có ở mọi thời gian mọi không gian là chân lý nên:
- Dịch là chân lý.
- Là một Chân Lý đúng ở muôn đời muôn nơi.
2. THUYẾT ÂM DƯƠNG:
☯ Vạn Hữu (mọi thứ từ vô hình đến hữu hình) đều đi trong cái Lý Dịch để biến đổi từ chỗ
- Giống thành ra hơi hơi khác
- Thành ra hơi khác
- Thành ra khác
- Thành ra quá khác
- Thành ra quá quá khác (chứ không hoàn toàn khác)
- Hoặc biến đổi theo chiều ngược lại từ chỗ
- Khác thành ra hơi hơi giống
- Thành ra hơi giống
- Thành ra giống
- Thành ra quá giống
- Thành ra quá quá giống (chứ không thể hoàn toàn giống)
LÝ ĐỒNG NHI DỊ – DỊ NHI ĐỒNG
Lý giống mà khác- khác mà giống
☯ Vậy từ chỗ Biến Dịch để từ giống thành ra khác, để từ khác thành ra giống.
Trong trời đất luôn Biến Dịch từ:
-
Đồng sang Dị rồi từ Dị sang Đồng. Đất biến thành viên gạch – gạch thành đất.
-
Từ một thành ra hai rồi từ hai thành ra một. Một câu nói thành ra hai ý – Từ hai người trở thành một tập thể.
-
Từ một mà có hai rồi từ hai mà có một. Một trí thông minh có hai sự lợi và hại –Từ hai người mà có một cha.
-
Từ một là hai rồi từ hai là một. Mình với ta tuy hai là một – Ta với mình tuy một mà hai.
☯ Người xưa đặt tên chung cho hai sự lý Đồng và Dị; Giống và Khác đó là Âm và Dương, rồi gọi là LÝ ÂM DƯƠNG
ỨNG DỤNG VÀO CÁC LÃNH VỰC TRONG CUỘC SỐNG
☯ Tiền Nhân có câu: “Đồng lấy Dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”
1. “Đồng lấy Dị mà luận”
Trong Tướng Học có câu:
- “Nhất thanh phá cửu trọc – Nhất trọc phá cửu thanh”
- “Thanh trung hữu trọc – Trọc trung hữu thanh”
- “Dị tướng”
- “Ẩn tướng”
- “Tâm tướng”: “Tướng tùy tâm sinh-Tướng tùy tâm diệt”
Trong tâm lý con người:
- Trong đời sống hằng ngày của con người khi có những biểu lộ khác thường là cái cần để luận...
- Khi đánh giá phẩm chất của con người thì nhằm chỗ khác lạ nổi trội hơn mà luận…
- Bỗng nhiên trong lòng “bất yên” cũng là vấn đề để luận.
- Điểm đặc biệt của tâm lý.
Trong hiện tượng tự nhiên: Những hiện tượng bất thường khác thường là điểm dị để luận.
-
Khi một cá thể ở xa quê hương (dị) thì có xu hướng đến cộng đồng (đồng).
-
Để bầu một tổng thống (dị) thì phải lấy tập thể (đồng) mà quy.
-
Một tập thể mà có nhiều người lạ (dị) thì tìm chỗ giống nhau (đồng) để trao đổi làm việc.
☯ Định Nghĩa ngắn gọn về Âm Dương:
Âm và Dương là 2 danh từ chung đại diện cho 2 sự lý (sự lý: cái mà mình đang lý luận đến nó) mà khi so sách lại thì có điểm giống và khác nhau.
Một sự lý bất kỳ nào đều có 2 mặt âm dương giống và khác nhau.
Với định nghĩa này thì mọi thứ từ Vô Hình đến Hữu Hình trong Trời Đất đều là Âm Dương với nhau hết.
☯ Các Cặp Âm Dương rõ nét, luôn có nhau cùng lúc:
- Âm nào Dương nấy - Âm Dương đối đãi. Ví dụ: – Kỳ phùng địch thủ – Nồi nào úp vung đó – Rau nào sâu nấy – Nhân nào quả nấy – Mâu với thuẫn – Chấp với Phá chấp
-
Cung – Cầu gọi là Âm Dương cung cầu.
-
Thời gian – không gian (Thời – điểm), Cương – Nhu (Mạnh – Yếu).
-
Trước – Sau; Động – Tĩnh; Chân – Giả; Quân tử – Tiểu nhân.
-
Chiến tranh – hòa bình; Thiện – ác; Nguyên tắc – bất nguyên tắc.
-
Giàu – nghèo; Trên – dưới; Trong – ngoài; Vua – tôi; Chủ – tớ; Vợ – chồng.
-
Cha – con; Hiểu – Biết; Lợi – hại; Trung thành – phản bội.
-
Hạnh phúc – đau khổ; Ẩn – Hiện; Tiêu – Trưởng.
TẠI SAO LẠI CÓ DANH DỊCH LÝ VIỆT NAM?
Điều này rất dễ hiểu, sở dĩ có danh từ Dịch Lý Việt Nam hay Việt Nam Dịch Lý Hội cũng chỉ là ký danh, ký hiệu để đánh dấu địa danh và thời kỳ suy thịnh mờ tỏ trong vấn đề Dịch Lý mà thôi. Vì lâu nay, người đời thường khi nghe nói đến Dịch Lý là liên tưởng ngay đến dân tộc Việt Nam như là Trạng Trình hoặc dân tộc Trung Hoa, đến Kinh Dịch, đến Lão Tử, Trang Tử, đến Khổng Tử, như chúng tôi đã nói, Dịch Lý không của riêng ai. Vậy để cho vô tư, chúng ta người Việt Nam, khi nói Dịch hoặc nghe người khác nhắc nhở đến Dịch, chúng ta cần phải hỏi rõ ràng xem họ muốn nói, muốn đề cập đến thứ Dịch nào. Vì cũng là Dịch Lý mà dân Trung Hoa nói khác, dân tộc Việt Nam nói khác, dân tộc Đại Hàn, Nhật Bổn, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức , Ấn Độ … đều nói khác nhau, có khi lại khác rất xa trong một vấn đề.
Thật vậy, Dịch Lý Việt Nam không giống với bất cứ Dịch Lý của một dân tộc nào trên thế giới, và sách vở cổ kim chưa từng thấy có, đó cũng chính là cái lý do khai mở một kỷ nguyên mới trong nhân loại. Vấn đề Dịch Lý đã cực lu mờ trong nhân thế, cho nền Văn Minh Âm Dương Học Việt Nam ngàn xưa phải sống lại, nó đã sống lại giữa lúc cục diện nhân loại đang trông ngóng, chờ đợi luồng gió đông thổi lên. Một sự thật mà chúng ta cần phải lưu ý là chỉ có Dân tộc Việt Nam mới làm sáng tỏ nổi vấn đề Dịch Lý mà thôi. Nó đã thực sự sống dậy bằng cách khai mở một kỷ nguyên mới trong nhân loại. Đó là kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý. Để chứng minh lời nói trên, chúng ta chỉ cần xét lại tự cổ chí kim, trên thế giới xưa nay chưa hề bao giờ có một Hội Dịch Lý, thế mà hôm nay dân tộc Việt Nam chúng ta đã thành lập được một Hội Dịch Lý đầu tiên và duy nhất trên khắp hoàn cầu. Đây là một điểm son lịch sử, một kỳ quan trọng trong nhân loại, một quốc bảo của dòng giống Lạc Hồng, một niềm hãnh diện lớn lao cho dân tộc Việt Nam trước năm châu.
Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý là một chứng tích hùng hồn, tiêu biểu nhất cho "bốn ngàn năm Văn Hiến" của Dân tộc Việt Nam. Khai mở kỷ nguyên mới trong nhân loại từ năm Ất Tỵ (1965) đến nay là Tân Hợi (1971), dân tộc Việt Nam kể như đã đánh tan cái mặc cảm tự ti, nhược tiểu, chậm tiến. Không còn có vấn đề chỉ xách gói, xách bị theo học của ngoại bang xuông nữa. Nếu không muốn nói ngược lại, điều này đã chứng minh và sẽ chứng minh rõ hơn nữa trong tương lai.
Chúng ta may mắn lại có mặt ở một thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam, một thời đại mà dân tộc Việt Nam đã oai hùng uy nghi và nghiêm chỉnh khai mở cho nhân loại kỷ nguyên mới. Chúng ta hãy lấy điều đó làm hãnh diện dân tộc và rồi chúng ta hãy chung lưng góp sức thổi luồng gió mới đó đến khắp tận hang cùng ngõ hẻm để toàn thể nhân loại sớm tận hưởng an hoà lạc duyệt trong cảnh trời rộng thênh thang của kỷ nguyên mới.
- Sưu tầm -
GIEO QUẺ DỊCH LÝ LÀ GÌ?
Dịch lý nằm trong kinh dịch, thuộc bộ Tam Thư Ngũ Kinh. Ngày xưa tú tài trước khi thi trạng nguyên đều phải học thuộc Dịch lý để đi phò vua giúp nước, gieo quẻ dịch lý hỏi ý trời xem làm một việc có thuận lòng trời không. Gia Cát Lượng quyết việc gì thường cũng hay bấm quẻ Dịch. Hồi đó người ta hay xốc mai rùa để lấy hào âm, hào dương mà quy ra quẻ. Thời nay có bốc quẻ, bốc bài, đọc số hay gieo xúc xắc để quy ra quẻ mà luận.
Tất cả các quẻ Dịch đều là do các bậc tiền nhân dày công nghiên cứu trải nghiệm và đúc kết. Người học kế thừa bằng cách học lại các quẻ và tùy vào quẻ khách gieo dựa theo đó mà luận.
Ở đây hành động tác ý hỏi và rút được quẻ là của người hỏi, thầy giải chỉ dựa vào quẻ mà luận theo kiến thức, kinh nghiệm và cảm nhận của mình để giải mã thông điệp vũ trụ gửi đến người hỏi quẻ, tuyệt nhiên không được để ý kiến cá nhân vào.
Nói vậy ta thấy rõ vai trò của người giải quẻ thật ra chỉ là vai trò trung gian, làm nhiệm vụ mã hóa từ quẻ nhận được sang ngôn ngữ dể hiểu chuyển đến người hỏi, cũng như vai trò là thông dịch viên, thông dịch ngôn ngữ, và ở đây là ngôn ngữ vũ trụ.
Không phải lúc nào quẻ cũng lộ hết. Có khi lộ chỉ một phần, có lúc lộ rõ ràng chắn chắn 100%, có khi rút nhầm quẻ thiên cơ bất khả lộ vì người gieo quẻ dịch lý đang gặp vận hạn gì đó nếu biết trước sẽ không thuận lòng trời.
Lộ được nhiều hay ít thứ nhất là phụ thuộc vào thời vận của cả người hỏi lẫn thầy luận quẻ. Thứ hai là dựa vào lòng thành của người hỏi (có câu: "Linh tại ngã bất linh tại ngã", trời đất chỉ phù hộ hỗ trợ những người có tâm, có lòng cầu đạo). Thứ ba, còn tùy thuộc vào căn nghiệp và trí tuệ của thầy giải quẻ.
Keidi Horoscopes - sưu tầm và tổng hợp
Phong thủy Doanh nghiệp & Nhà ở
Tử vi Kinh doanh & Cá nhân
Thầy tử vi Keidi là ai: Giới thiệu thầy tử vi Keidi
Bài báo về Katie Duyen: Bài báo số 1, Bài báo số 2
Để đăng ký xem tử vi - gieo quẻ (offline hoặc online) cùng thầy tử vi Keidi, vui lòng xem thông tin về dịch vụ và phí quẻ mới nhất và liên hệ: tại đây
Theo dõi facebook và kênh Youtube của thầy tử vi Keidi để nhận được những chia sẻ mới nhất về Tử vi - Phong thủy - Thời vận
Tử vi tổng quát các tuổi với giọng đọc của thầy tử vi Keidi
Để tìm xem tuổi của mình, vui lòng ấn vào đây
Các dịch vụ cơ bản tại Keidi Horoscopes (ấn vào để tham khảo thông tin):
☯️ Đại vận cuộc đời (đại vận 10 năm, 60 năm)
Thầy tử vi Keidi chia sẻ về "NÊN XEM TỬ VI TRƯỚC HAY SAU HẠN" trong chuỗi chia sẻ trên Youtube
CÔNG TY TƯ VẤN & ĐÀO TẠO THE SUNGATE
1. Các khóa học Tiếng Anh:
- Tiếng Anh Học thuật & Du học: TIẾNG ANH HỌC THUẬT THE SUNGATE
- Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: BUSINESS ENGLISH COACHING
2. Tử vi - Phong thủy - Thiết kế logo theo phong thủy:
- Thiết kế logo theo phong thủy: FENG SHUI BRAND DESIGN
- Tử vi - Phong thủy - Gieo quẻ (Tarot/Dịch lý): KEIDI HOROSCOPES
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở: 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Văn phòng: 168 Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM
- Website: www.thesungate.com.vn, www.thesungate.edu.vn
- Email: thaytuviKeidi@gmail.com
- Hotline: 0971273139